Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

27.12 - THÁNH GIOAN, TÔNG ĐỒ

27/12 –
 Thánh sử Gioan, Tông đồ 
        NGÀY 27 THÁNG 12: THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ

           Thiên Chúa kêu gọi, con người đáp lại. Ơn gọi của Thánh Gioan và người anh Giacôbê được mô tả sơ sài trong Phúc Âm, cùng với Thánh Phêrô và người anh Anrê: “Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. 
         Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người” (Mt 4:21-22). Thánh Gioan gọi mình là “người môn đệ được Chúa yêu” (x. Ga 13:23; 19:26; 20:2), là người ngả đầu vào ngực
         Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, là người đứng bên chân Thập Giá và được Chúa Giêsu trao phó Đức Mẹ: Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu: “Thưa Mẹ, đây là con của Mẹ”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19:26-27).
         Theo Phúc Âm, Thánh Gioan thường được coi là “chim đại bàng của thần học”, bay trên vùng cao mà các thánh sử khác không có. Chúa Giêsu gọi hai anh em Thánh Gioan là “con của sấm sét”. Khó giải thích chính xác nhưng có hai gợi ý:
          1. Theo Thánh Matthêu, mẹ của các ngài xin cho hai con ngồi bên phải và bên trái Chúa trong Vương Quốc của Chúa Giêsu: Đức Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi”. Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được. Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết rằng thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:22-24, 27-28).
          2. Đức Giêsu nhất quyết đi lên Giêrusalem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem. Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?” Nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông” (x. Lc 9:51-55). Dịp lễ Phục SINH, Maria Mađalêna đi đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, rồi về báo cho các môn đệ: Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó (Ga 20:2-6). Thánh Gioan “đã thấy và đã tin” (Ga 20:8). Gioan và Phêrô bị bắt và bị tống ngục, “nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn” (Cv 4:13).
              Thánh Gioan đã viết Phúc Âm “khác” nhất so với các Phúc Âm nhất lãm, các thư và sách Khải Huyền. Ngài đã thấy Chúa Giêsu vinh quang trong các biến cố cuộc đời. Phúc Âm theo Thánh Gioan là vinh quang của Chúa Giêsu.

NGUỒN: HDMTGTD.NET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét